Quá trình ra quyết định Quyết định

Quy trình

Xác định vấn đề và mục tiêu hành động: Người lãnh đạo xác định vấn đề từ 3 nguồn: yêu cầu của thực tiễn, nhiệm vụ được giao, bổ sung chuỗi hành động quyết định. Bên cạnh đó, sự tâm huyết và tính nhậy bén của người lãnh đạo là rất cần thiết.

Phân tích vấn đề lãnh đạo. Đây là hoạt động mang tính nhận thức, do vậy, cần chỉ rõ: diễn biến của vấn đề, mâu thuẫn chính yếu là gì, tính nan giải của vấn đề là gì, mối quan hệ giữa các đối tượng liên quan, mục tiêu cần đạt cũng như các thách thức và cơ hội đi kèm, khâu đột phá là gì, các khía cạnh pháp lý... Các kỹ năng cần có: điều tra, khảo sát khoa học khách quan; sử dụng chuyên gia; khảo cứu các tiền lệ; cung cấp các bằng chứng cho việc lập các phương án...

Xây dựng các phương án và lựa chọn hành động ưu tiên. Cần xác định phương án về dữ liệu đầu vào được sử dụng để lập các phương án ra quyết định; các tiêu chí để đánh giá các phương án; kinh nghiệm của bản thân tổ chức và các tiền lệ; các mô hình toán học và thống kê trong việc đánh giá các phương án; mức độ rủi ro, sự chắc chắn và sự không chắc chắn.

Thực hiện phương án ưu tiên: xác định lộ trình thực hiện quyết định; phân công trách nhiệm và cơ chế phối hợp, báo cáo; tạo sự đồng thuận của các bên liên quan; giám sát và điều chỉnh hoạt động.

Đánh giá hiệu quả quyết định: đánh giá kết quả đạt được đối chiếu với mục tiêu của phương án tối ưu đã được lựa chọn; phát hiện các vấn đề nảy sinh, bộc lộ trong quá trình thực hiện quyết định: cơ chế, sử dụng nguồn lực, sự hài lòng của các bên liên quan, hệ quả không lường trước; rút ra các bài học/bằng chứng để chuẩn bị cho các quyết định tiếp theo.

Yếu tố ảnh hưởng

Đặc điểm của người lãnh đạo: Quan điểm, hệ tư tưởng, tầm nhìn, sự nhất quán đến tầm nhìn trong hành động, phẩm chất đạo đức, tri thức chuyên môn, tri thức kinh nghiệm, tri thức qua học hỏi, vị thế, trí tuệ cảm xúc, trực giác của người lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra quyết định.[2]

Đặc điểm của người thực hiện: Nhu cầu, lợi ích của cá nhân, nhóm, cộng đồng…; thói quen, hành vi ứng xử; kiến thức, kinh nghiệm; năng lực, kỹ năng của những người thực hiện, những người tham gia.[2]

Bối cảnh ra quyết định: các giá trị được chi sẻ, văn hoá tổ chức; bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội; nhóm lợi ích, quyền lực...